18 tháng 4, 2011

Loét miệng ở trẻ em

Loét miệng là một căn bệnh thường gặp cả ở người lớn và trẻ em nhưng khi trẻ em mắc chứng loét miệng thì gây không ít khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là những căn nguyên gây loét miệng có khả năng gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Một số nguyên nhân gây loét miệng có thể gặp

Tổn thương do virut Herpes ở miệng

Hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt (theo Đông y), tức là trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Loét miệng do nhiệt là loại nhẹ nhưng làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều làm cho trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít… Người ta cũng thấy có thể loét miệng do virut Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt. Người ta cũng thấy có thể loét niêm mạc miệng do virut thủy đậu. Ở trẻ em có một số bệnh cũng gây loét miệng, điển hình nhất là bệnh tay chân miệng. Trong bệnh tay chân miệng, ban đầu thường có sốt hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng nổi bọng nước thường có kích thước khoảng từ 2-3mm hoặc bằng đầu đũa, màu đỏ hoặc xám hình bầu dục. Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng. Đặc điểm của các nốt bọng nước trong bệnh tay chân miệng là ấn không đau. Các bọng nước có ở niêm mạc miệng khi vỡ ra tạo thành các vết loét ở trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường có kèm theo nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bọng nước. Bệnh tay chân miệng cũng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não – não… Ở những cơ thể trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém (mặc dù gia đình đã cố gắng hết mức cho trẻ chế độ ăn tốt) gây nên thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axít folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng… Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ như khi bị ngã. Cũng có thể do ăn thức ăn nóng làm bỏng rồi loét niêm mạc miệng. Ngoài ra một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho người bệnh (cả trẻ em và người lớn tuổi) đều đau, rát rất khó chịu, gầy sút, mất ngủ và hay cáu gắt.

Phòng bệnh loét miệng cho trẻ như thế nào?

Đối với các trường hợp loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn hệ thống miễn dịch… thì cần cho trẻ ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ. Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu đúng quy định.

_______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


17 tháng 4, 2011

Phòng tưa miệng ở trẻ em

Tưa là một loại viêm miệng do nấm Candida albican ở trẻ còn bú nhất là trẻ đẻ non, và ở trẻ bị bệnh mạn tính làm giảm sức đề kháng.

Ở trẻ bị bệnh, thường thấy trên niêm mạc lưỡi, trong má, lợi có những chấm trắng lan rộng thành những mảng trắng. Những mảng này dần dần ngả màu vàng rồi bong đi. Trẻ bú khó khăn vì đau miệng.

Nếu tưa dai dẳng có thể lan xuống thực quản, ruột, vào máu. Cần phải phát hiện sớm và điều trị tưa cho trẻ.


Nguyên tắc điều trị là phải làm kiềm hóa môi trường miệng vì loại nấm này phát triển trong môi trường acid.

Dùng dung dịch natri bicarbonat 5%, lấy gạc quấn xung quanh ngón tay, thấm dung dịch này và lau kỹ miệng cho trẻ sau mỗi bữa ăn. Sau khi lau miệng bôi dung dịch Xanh-metylen 5% hoặc bạc nitrat cho trẻ.

Bôi miệng bằng mật ong cũng có kết quả. Có thể làm một túi nhỏ bằng gạc thấm dung dịch natri bicarbonat cho trẻ mút như mút vú cao su ngày 3-4 lần. Có thể cho trẻ uống kháng sinh chống nấm loại nystatin theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh dễ lây trong các nhà trẻ, bệnh viện, do đó phải vệ sinh miệng cho trẻ thật tốt. Vệ sinh sạch sẽ và không dùng chung thìa, cốc, bình sữa. Điều trị sớm bằng dung dịch natri bicarbonat ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm miệng ban đỏ.
________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


16 tháng 4, 2011

Bệnh răng miệng do thuốc lá

Thuốc lá là một chất gây nghiện nguy hại cho sức khỏe đã được cả thế giới biết đến. Trong bài viết này chúng tôi xin được giới hạn các tác hại của thuốc lá đối với răng miệng. Thuốc lá được dùng dưới hai dạng hút và nhai, đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và giao tiếp


- Thuốc lá ám khói lên răng, làm đổi màu răng, đổi màu hàm giả, đổi màu các chất trám răng.

- Người mẹ hút thuốc trong lúc mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật môi và vòm miệng cao cấp 2 lần so với bình thường.
- Hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm các gai lưỡi phát triển quá mức, có màu xám, tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Thuốc lá hút và thuốc lá nhai đều làm hôi miệng.
- Những người hút thuốc dễ bám cao răng hơn người không hút, cao răng bám nhiều mặt ngoài của răng làm giảm thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Những người ngậm tẩu nhiều sẽ làm mòn răng ở chỗ cắn tẩu thuốc, làm cho hàm răng không đều.

Ảnh hưởng với răng giả implant

Nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lá cho kết luận thuốc lá làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đào thải răng cấy ghép.


Ảnh hưởng với việc lành vết thương sau phẫu thuật và chấn thương


Thuốc lá là một chất gây co mạch ngoại vi làm giảm cung cấp máu đến vùng có vết thương, các-bon monoxit và các chất hóa học có trong khói thuốc ức chế các quá trình sinh học giúp làm lành vết thương, hút thuốc làm giảm tốc độ lưu chuyển máu trong mao mạch ngoại vi, làm chậm hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng, thuốc lá làm giảm chức năng của bạch cầu nên bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.


Ung thư niêm mạc miệng


Thuốc lá hút và nhai có khả năng kích thích các tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi, má, sàn miệng và các vị trí khác ở miệng và họng tạo ra các tổn thương tiền ung thư (leukoplakia) rồi tiến triển thành ung thư biểu mô (squamous cell carcinoma). Những người suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu vitamin A, D, E mà hút thuốc lá càng có nguy cơ bị ung thư miệng. Những người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì các chất cồn làm tăng tính thấm của biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc lá nhai gây các tổn thương ung thư biểu mô nhiều hơn thuốc lá hút.


Các tổn thương niêm mạc miệng khác do thuốc lá


- Viêm miệng do nicotin (nicotinic stomatitis): là một sự thay đổi ở niêm mạc vòm miệng cứng do hút thuốc quá nhiều, niêm mạc vòm miệng trở nên trắng với các u nhỏ gồ lên, trên đó có các chấm đỏ. Tổn thương này sẽ mất đi sau khi dừng thuốc lá, một số trường hợp hiếm trở thành ung thư biểu mô.

- Bệnh hắc tố bào: Thuốc lá làm tăng tích tụ sắc tố melanin ở tế bào biểu mô niêm mạc miệng, làm niêm mạc miệng có màu sẫm, sau khi dừng thuốc lá sẽ hết.
- Candida miệng: Thuốc lá làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh nấm candida miệng.
- Viêm xoang mạn tính: Thuốc lá làm phù nề niêm mạc xoang và tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính.

Bệnh viêm quanh răng


Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng.


Thay đổi vị giác và xúc giác


Vị giác và xúc giác của người hút thuốc bị thay đổi bởi khói và các chất hóa học có trong thuốc lá, mức ảnh hưởng càng tăng nếu dùng thuốc lá càng nhiều. Người hút thuốc có xu hướng ăn mặn hơn người không hút thuốc.
__________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

15 tháng 4, 2011

Hôi miệng - dấu hiệu cảnh báo HIV, tiểu đường,viêm xoang...

Viêm lợi, hôi miệng, vôi răng không chỉ đơn thuần là bệnh răng miệng mà còn là những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe bạn có thể gặp phải.

1. Viêm lợi: “báo động đỏ”

Lợi bị đỏ và sưng phồng là tín hiệu báo động khẩn cấp cho những căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm và có thể quá trình viêm nhiễm này sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể. Nếu bị viêm lợi thường xuyên thì nguy cơ bị đau tim, mắc các bệnh tim mạch, Alzheimer và sinh non sẽ cao hơn bình thường.

Khi lợi thấy hơi thở có mùi, lợi bị chảy máu hay có mủ, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra ngay. Nha sĩ sẽ làm sạch răng và giải quyết vấn đề viêm nhiễm bằng cách đặt thuốc kháng sinh cục bộ vào những kẽ hở ở lợi tại những nơi bị sưng.

2. Vôi răng

Nếu răng xuất hiện nhiều mảng bám, cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh và nhiều hơn. Kết quả là lợi bị đỏ, sưng và đau. Chính vì vậy, những bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải các bệnh về răng miệng, do lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Bệnh răng miệng và những cảnh báo về sức khỏe, Y tế - thiết bị, Bệnh răng miệng, sức khỏe, chăm sóc răng, răng bị ê buốt, chân răng chảy máu

Nếu răng xuất hiện nhiều mảng bám, cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường... (Ảnh minh hoạ)

3. Hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi hôi cũng liên quan đến nhiều vấn đề như bệnh về lợi, sâu răng hay ung thư miệng. Thậm chí trên thực tế chúng còn có thể là tín hiệu báo động cho những căn bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, HIV, tiểu đường hay viêm xoang.

4. Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng đôi khi xuất phát từ việc thiếu máu, thiếu vitamin K hoặc C, hay do sự thay đổi hóc môn. Việc chảy máu liên tiếp rõ ràng là một dấu hiệu bất ổn cần phải được kiểm tra. Các nha sĩ sẽ buộc bạn phải đi xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân có liên quan đến các căn bệnh như bạch cầu, tiểu đường, tim mạch, những vấn đề của hệ hô hấp hay suy dinh dưỡng.

Một cuộc nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ cho thấy việc bị sưng phồng và chảy máu ở lợi có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Một lần nữa cần lưu ý: lợi đỏ (hơn mức bình thường) là “báo động đỏ” cho sức khỏe của bạn.

Những thói quen tốt giúp ngăn ngừa các bệnh về răng, lợi:

Như bất kỳ căn bệnh nào, bí quyết để phòng tránh các bệnh về răng, lợi chính là ý thức phòng ngừa của mỗi người. Để lợi luôn khỏe mạnh và tránh được các căn bệnh nguy hiểm khác, điều quan trọng nhất là phải khám răng định kỳ. Các bác sĩ khuyên nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần, ngay cả khi bạn thấy mọi chuyện vẫn bình thường. Nha sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bất ổn vì lợi được xem là tín hiệu báo trước những vấn đề về sức khỏe.

Dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên cũng là cách cần thiết để giữ sạch răng miệng.


___________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

14 tháng 4, 2011

Viêm loét miệng và cách chữa dân gian

Viêm loét miệng là tình trạng bệnh lý thường gặp, biểu hiện chủ yếu là xuất hiện các vết loét ở niêm mạc khoang miệng và lưỡi với kích thước to nhỏ không đều nhau, ban đầu thường viêm đỏ sau loét rộng ra và có giả mạc màu vàng bẩn bám chắc, rát đau đớn.

Bệnh nặng nhẹ tuỳ người, rất dễ tái phát, thậm chí có trường hợp xuất hiện nhiều vết loét rải rác cả khoang miệng, kích thước rộng và dễ xuất huyết khiến cho người bệnh vô cùng khổ sở, nhất là khi ăn uống.



Trong y học cổ truyền, viêm loét niệm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như "khẩu cam", "khẩu sang", "khẩu dương"... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hoả hay thực hoả tác động vào các tạng phụ gây nên. Một trong số những biện pháp trị liệu đơn giản của Đông y đối với căn bệnh này là sử dụng các kinh nghiệm dân gian hết sức phong phú. Ví dụ:

Thuốc ngậm:

(1) Rễ cây hoa tường vi 50- 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày. (2) Hoàng liên 10g, sắc kỹ với 100ml nước, ngậm vài lần trong ngày. (3) Lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hoà thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày. (4) Tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4-6 lần trong ngày. (5) Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Thuốc dán:
(1) Dùng phụ tử chế hoặc ngô thù du hoặc ngô thù du và đinh hương lượng vừa đủ, tán bột, hoà với nước hoặc dấm chua, đắp lên huỵet dũng tuyền cả hai bên, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Vị trí huyệt dũng tuyền: là điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. (2) Tế tân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trộn với dầu vừng hoặc giấm chua lâu năm thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. (3) Ngo thù du 8g, đại hoàng 4g, đởm tinh 2g, sấy khô tán bột, trọn với giấm chua, đắp vào huyệt dũng tuyền. (4) Tỏi tươi 1 củ giã nát, ngô thù du 30g tán bột, hai thứ trộn đều với dấm chua, đắp vào 2 huyệt dũng tuyền. (5) Chỉ tử sống 10g, sinh đại hoàng 10g, băng phiến 5g, 3 thứ tán bột, trộn với giấm, đắp vào rốn.

Thuốc bôi:
(1) Ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần. (2) Hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g, tát cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ lín dùng dần, mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần. (3) lá non trinh nữ tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày. (4) Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5củ, sắc kỹ lấy nước hoà thêm 0,9g băng phién, dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày. (5) Nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều, dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày. (6) Hoàng liên và can khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.
________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

13 tháng 4, 2011

Hôi miệng phải làm sao ?

Nhiều người khi nói hoặc thở phả ra mùi hôi nên rất e ngại khi đối thoại với người khác, nhất là người khác giới. Theo các chuyên gia, hôi miệng không phải một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh ở trong hoặc ngoài miệng.

Hôi miệng thường xảy ra trong một số trường hợp như: viêm miệng, viêm lợi, có túi mủ ở chân răng trong bệnh nha chu viêm, hoặc bị sâu răng nhiều, mảng bám răng... Hôi miệng cũng có thể xảy ra từ lưỡi (hay đóng bợn ở lưỡi), từ viêm amiđan mạn...

Ngoài ra, hôi miệng còn có thể gặp trong một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm giãn phế quản mạn, áp-xe phổi, ung thư phổi), hoặc bệnh ở đường tiêu hóa (hẹp môn vị, viêm dạ dày thể thiểu năng, viêm túi mật, viêm ruột mạn...). Cũng không loại trừ một số ít trường hợp hôi miệng mà không tìm ra nguyên nhân.

Nói chung, những người hôi miệng cần bình tĩnh vì nhiều khi nguyên nhân cũng rất đơn giản. Việc làm hết hoặc giảm hôi miệng nhiều khi không phải là chuyện khó. Nếu biết vệ sinh răng miệng và điều trị được bệnh gốc (là nguyên nhân gây hôi miệng) thì khả năng khắc phục có thể đạt trên 90%.


Với những trường hợp thông thường, cần tăng cường vệ sinh răng miệng hằng ngày; súc miệng kỹ với nước muối hoặc với nước có nhỏ 5-10 giọt cồn bạc hà 5%. Nên dùng những loại thuốc đánh răng có bạc hà và chất diệp lục - hai chất có khả năng phân hủy mùi hôi, chống đóng bợn ở lưỡi. Có thể ngậm thêm những viên kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su. Nếu có viêm lợi thì súc miệng bằng dung dịch natri borat, hoặc kali clorua (tỷ lệ 4 g pha trong một cốc nước ấm); hoặc dùng nước ôxy già pha hơi loãng, súc miệng mỗi ngày nhiều lần cũng sẽ đỡ.


Trong nhân dân cũng có kinh nghiệm chữa hôi miệng như sau:


- Dùng một cục vôi ăn trầu hòa vào chén 100 ml rượu, gạn lấy nước trong, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu đinh hương và súc miệng.

- Lấy lá hương nhu đun lấy nước ngậm hằng ngày.
- Mỗi ngày lấy 5-7 lá hoắc hương nhai ngậm một lúc rồi nhổ đi.
- Thảo quả giã dập, cho vào miệng ngậm, nuốt nước.
Nếu làm các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đi khám tìm nguyên nhân để điều trị.
__________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

12 tháng 4, 2011

Bệnh do Răng Miệng mà ra


Y văn xưa nhắc nhở “Bệnh tùng khẩu nhập” là có ý nói đến sự ăn uống không đúng cách sẽ đưa tới một số bệnh. Chẳng hạn ăn nhiều hơn với nhu cầu sẽ bị bệnh mập phì. Tiêu thụ quá nhiều chất béo động vật sẽ bị bệnh tim mạch. Thức ăn không rửa sạch, nấu chín nhiễm vi khuẩn, siêu vi gây ra ngộ độc thực phẩm, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá tăng rủi ro ung thư miệng… Nhưng đâu có ai ngờ nhiều bệnh hiểm nghèo cũng có thể bắt nguồn từ răng miệng. Chẳng hạn bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh loãng xương, bệnh thận, bệnh thấp cấp tình, mẹ sanh non, con thiếu ký…

Miệng
Miệng là cửa mở phía trên của bộ máy tiêu hóa, bắt đầu từ cặp môi rồi tới răng, lợi, lưỡi và họng. Miệng có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa thực phẩm. Thức ăn được răng nghiền nát, trộn với nước miếng, thành một khối nho nhỏ, mềm mềm để đưa xuống dạ dày. Ăn chậm, nhai kỹ giúp sự tiêu hóa dễ dàng. Cũng từ miệng, diêu tố amylase bắt đầu phân hóa ra đường các chất tinh bột trong cơm, trong hạt đậu. Cho nên nhai cơm lâu ta thấy có vị ngọt ngọt ở lưỡi.
Mới sanh, xoang miệng với các mô mềm như môi, lưỡi, vòm miệng, hai bên má đều không có vi khuẩn. Sinh ra, nằm trong lòng mẹ, ngậm núm vú bú những giọt sữa đầu tiên là lúc vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào miệng, nếu mẹ không lau sạch nhũ hoa. Rồi từ đó, với sự ăn uống, chung đụng, vi sinh vật trong miệng tăng dần.

Nhiều người vẫn đinh ninh là miệng mình là nơi vô trùng, sạch sẽ, thơm tho, nhất là sau khi đánh răng, xúc miệng vài lần trong ngày. Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy. Vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trong miệng của ta có cả vài ba trăm loại vi sinh vật thường trực trú ngụ, vãng lai. Có người ví miệng như một cánh rừng già với lúc nhúc cả nhiều trăm tỷ vi khuẩn. Nếu không giữ gìn vệ sinh răng miệng, thì số vi khuẩn trong miệng lên tới cả ngàn tỷ, nhiều hơn ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, so với một diện tích nhỏ bé chỉ chứa được nắm tay trung bình. Vậy thì làm sao mà chúng lại “xâm nhập xoang miệng bất hợp pháp” được như vậy? Vi khuẩn, virus có khắp mọi nơi chung quanh ta: trong không khí, trong nước uống, trong rau thịt trái cây, trên da, trong cặn bã tiêu hóa. Một số gây ra bệnh, một số khác lành tính, hữu ích.

Chúng vào miệng khi ta hé môi hít thở, khi ta ăn uống, khi miệng ngậm ngón tay dơ, hôn người có bệnh. Thực tâm mà nói, không phải tất cả các vi khuẩn trong miệng đều gây ra bệnh mà chỉ có một số loại. Đó là các vi khuẩn nhuộm mầu dương tính (Gram-positive) Lactobaccillus, Streptococcus mutans, Streptococcus sanguis, Staphylococci, Actinomyces và nhiều vi khuẩn yếm khí, đặc biệt là loại gram-negative bacteroid và xoắn khuẩn spirochet.
Vào tới miệng, chúng chia nhau ẩn náu khắp nơi: khe kẽ răng, nướu, mặt lưỡi, họng. Có loại bám vào răng, có loại bám vào các phần mềm và tồn tại mãi mãi. Chúng sinh sống bằng những chất tiết ở miệng, những sợi thịt cá, những mảnh rau, trái cây nhất là chất tinh bột và đường, vướng mắc ở răng, ở lợi. Chỉ nửa giờ sau khi ăn mà những vụn thực phẩm này không được loại bỏ thì vi khuẩn sẽ bu vào, nhậu nhẹt. Và gây ra tai họa, bệnh tật. Vi sinh vật nguy hại có thể gây ra bệnh tại chỗ, cho răng miệng hoặc xa hơn, tới các vùng khác của cơ thể, với các nguyên lý khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, các vi khuẩn này sản xuất ra 3 loại độc tố: ngoại độc tố đạm chất hòa tan trong nước có tác dụng như một loại enzym; nội độc tố, một thứ đường-đa polysaccharides nằm trong màng bọc vi khuẩn; và các phế phẩm do vi khuẩn chuyển hóa mà thành, như hợp chất bay hơi sulfur, các chất acid béo acid propionic, acid butyric, acid lactic…

Bệnh ở miệng
Bệnh tại chỗ thường thấy là những bựa răng (plaques), sâu răng (cavities), viêm nướu (gingivitis), viêm nha chu (periodontis).
a-Bựa Răng
Bựa là những màng sinh học phủ trên răng và gồm có cả triệu con vi khuẩn, hợp chất cao phân tử của nước miếng, các phế phẩm của vi sinh vật. Nếu không được lấy đi, các màng này càng ngày càng dày lên và trở thành cao răng (tartar), một lớp cặn vôi khá cứng và là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn Streptococcus sanguis và Streptococcus mutans.
b-Sâu Răng Trẻ em vẫn thường được cha mẹ nhắc nhở là ăn nhiều kẹo, nhiều đường sẽ bị sâu răng, sún răng. Nhưng thực ra đường không phải là thủ phạm, mà là tác nhân, tòng phạm hỗ trợ cho cho những thủ phạm vi khuẩn. Vi khuẩn tiêu thụ đường (nhất là sucrose) và tạo ra acit lactic và nhiều phế phẩm có độ acit khá cao. Các phế phẩm này ăn mòn men răng. Răng mất dần khoáng chất, trở thành lỗ chỗ. Thêm vào đó, cặn vôi càng dày thì nước miếng không lọt được vào để trung hòa chất chua, bảo vệ răng, răng càng hư hao thêm. Cũng nên lưu ý là uống nước ngọt sủi bọt (sugared soda pop) lại càng làm răng mau hư hơn. Số là trong nước uống này vừa có nhiều chất ngọt lại có nhiều acid phosphoric, cho nên chất chua tai hại cho răng ở trong miệng gia tăng. Vi khuẩn Streptococcus mutans là thủ phạm chính của sâu răng, rồi đến Lactobaccilli, Actinomyces và một số vi khuẩn biến hóa chất đạm khác (proteolytic bacteria)
c-Viêm nướu và nha chu Nướu là lớp mô liên kết đặc và niêm mạc bao quanh chân và cổ răng. Viêm nướu thường là do các mảng bựa ở mặt răng kích thích, làm cho sưng lên, đỏ, chảy máu và đau. Chữa ngay, bệnh sẽ hết nhưng nếu để lâu, sẽ đưa tới viêm nha chu với hư hao xương ổ răng và răng. Hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, tuổi cao, kém vệ sinh răng miệng, kém dinh dưỡng, khô miệng …là những rủi ro làm nướu bị viêm nhiều hơn. Nha chu là các mô nâng đỡ, bảo vệ và nuôi dưỡng răng. Đó là xương răng (cementum), một lớp mô mỏng trên mặt chân răng; xương ổ răng (alveolair bone) và xương hàm; màng nha chu (periodontal membrane) và nướu. Trong bệnh nha chu, các thành phần này đều bị vi khuẩn tấn công, làm hư hao. Bệnh thông thường nhất là viêm nha chu mãn tính ở lớp người trên 35 tuổi. Nướu răng sưng, đỏ chẩy máu, tách xa răng, mủ thành hình ở giữa răng và nướu, miệng có mùi hôi. Biến chứng của viêm nha chu gồm có răng rụng. bệnh động mạch tim, bệnh tiểu đường, sinh con thiếu ký, tai biến não, bệnh hô hấp…

Bệnh xa miệng
Xoang miệng có liên hệ tới toàn bộ cơ thể. Do đó các bệnh của răng miệng có thể là biểu hiện của các bệnh tổng quát, đồng thời cũng có thể là nguồn gây ra một số bệnh của cơ thể. Người bị viêm gan do virus thường có các màng trắng nhỏ trong miệng. Bệnh nhân liệt kháng HIV/AIDS hay bị nấm candida trong miệng. Bệnh nhân tiểu đường thường hay bị viêm nướu… Ngược lại, vi khuẩn gây bệnh răng miệng có thể ảnh hưởng vào các bộ phận khác qua sự lây lan vi khuẩn trong dòng máu và độc tố của chúng.

a-Bệnh Động mạch tim Ngoài các nguy cơ cổ điển thường thấy như cao huyết áp, cao cholesterol, hậu quả của hút thuốc lá, bệnh động mạch tim còn do một số nguy cơ khác gây ra, trong đó có bệnh nha chu. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, người có bệnh nha chu đều bị bệnh tim mạch nhiều gấp đôi người bình thường. Có nhiều lý thuyết để giải thich sự liên hệ này. Một giải thích cho là vi khuẩn từ miệng lan vào dòng máu, bám vào các mảng chất béo ở động mạch tim, tạo ra máu cục, ngăn cản máu nuôi tế bào tim và đưa tới cơn suy tim. Giải thích khác nói là những tạo phẩm của viêm nha chu có tác dụng trực tiếp lên lớp tế bào lót động mạch, gây ra sự xơ vữa động mạch này. Một giải thích nữa căn cứ vào việc người bị nhiễm trùng miệng thường hay bị rụng răng. Không có răng, họ thường tránh những món ăn khó nhai và tiêu thụ món ăn có nhiều năng lượng và chất béo. Mà nhiều chất béo là rủi ro đưa tới bệnh tim mạch.

b-Viêm nhiễm trùng nội mạc tim Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong máu bám vào van tim bất bình thường hoặc mô tim đã bị tổn thương. Tuy rất hiểm nghèo, nhưng may mắn là bệnh ít khi xảy ra ở người có trái tim lành mạnh. Nhiễm huyết thường là do các vi khuẩn mà cơ thể tiếp xúc trong sinh hoạt thường lệ, đôi khi cũng do vi khuẩn sau các phẫu thuật ở miệng, ruột, cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết nước tiểu. Việc dùng kháng sinh để phòng bệnh trước khi nhổ răng, cạo bựa răng chỉ áp dụng khi bệnh nhân có các rủi ro về cấu tạo tim, như là có tiền sử viêm nội mạc tim, thay van tim nhân tạo, bệnh tim bẩm sinh. Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đề nghị là để tránh viêm nhiễm nội mạc tim do vi khuẩn từ miệng, cần giữ vệ sinh răng miệng và đi khám nha sĩ đều đặn theo định kỳ.

c-Bệnh phổi Vi khuẩn trong miệng có thể được hít vào phổi rồi gây ra các bệnh hô hấp như sưng phổi, đặc biệt là người đang bị viêm nhiễm nướu. Sưng phổi là bệnh hiểm nghèo, nhất là ở người tuổi cao và người mà sức đề kháng suy yếu. Vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumonia, Mycoplama pneumona và Hemophillus influenza, đôi khi các vi khuẩn yếm khí thuộc nhóm Actinomyces. Bệnh nhân tiểu đường, người nghiện rượu thường bị viêm nướu với các vi khuẩn này rồi hít vi khuẩn vào phổi. Bác sĩ Nha khoa, Hardy Limeback, Đại học Toronto, nhận thấy rằng người ở viện dưỡng lão ít đi khám nha sĩ bị tử vong nhiều hơn vì sưng phổi.

d-Bệnh tiểu đường Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 1 thường hay bị viêm nhiễm nha chu hơn là người bình thường vì cơ thể của họ dễ bị nhiễm trùng. Viêm nha chu cũng là một trong nhiều biến chứng của tiểu đường. Ngược lại bệnh nha chu làm tăng đường huyết và tăng hậu quả xấu của bệnh chuyển hóa này.

e-Sanh non, con thiếu ký Trong thời kỳ mang thai, có nhiều thay đổi hormon ở người mẹ. Các thay đổi này có thể đưa tới viêm nướu răng mà không cần phải có các mảng bựa răng. Theo viện Nha Khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai mà bị viêm nha chu sẽ sanh con sớm hoặc con thiếu cân bẩy lần nhiều hơn Bác sĩ Dasanavake AP , Đại học Nha Alabama cho hay, kém vệ sinh răng miệng ở phụ nữ mang thai là một rủi ro độc lập đưa tới sanh non và con thiếu cân, dưới 2500 gr. Bác sĩ Steven Offenbacher, Trường Nha, đại học North Carolina tại Chapel Hill kết luận là 18,2% các trường hợp sanh non, thiếu ký có nguyên nhân từ các bệnh răng. Do đó hội Nha Chu Hoa Kỳ khuyên phụ nữ dự định có thai nên đi khám răng miệng đều đặn.

g-Bệnh loãng xương Kết quả nghiên cứu công bố trong Journal of Periodontology tháng 6 năm 2007 cho hay, phụ nữ bị viêm nhiễm nha chu có nhiều khả năng hư hao xương ở xoang miệng, đưa tới rụng răng, nếu không điều trị.Tác giả nghiên cứu, bác sĩ Renee M. Brennan, Đại học Buffalo, đề nghị bổ sung estrogen để giảm rủi ro này. Trong khi đó thì nghiên cứu do bác sĩ Brian H. Mullally, Đại học Queens, Bắc Aí Nhĩ Lan, cho hay nha chu của đa số phụ nữ đang dùng thuốc viên ngừa thai đều không được lành mạnh.

Kết luận Từ năm 1998, Viện Nha Chu Hoa Kỳ đã phát động một chương trình hướng dẫn cho quần chúng về sự liên hệ giữa nhiễm trùng răng miệng với các bệnh viêm mãn tính như tiểu đường, tim mạch, sưng phổi…Do đó, điều trị viêm miệng không những giải quyết các bệnh tại chỗ mà còn giúp điều trị các bệnh liên hệ khác. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng rất quan hệ. Hội Nha Hoa Kỳ nghị những biện pháp giản dị như sau: - Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem có chất fluoride - Thay bàn chải mỗi 3-4 tháng hoặc khi thấy đầu bàn chải tòe ra. - Dùng sợi chỉ lau sạch kẽ răng để loại bỏ mảng bựa vi khuẩn dính ở đây, mà bàn chải không tới được. Nhiều giới chức y tế coi việc dùng chỉ răng quan trọng hơn là đánh răng với bàn chải. - Dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Giới hạn việc ăn vặt. - Thăm nha sĩ theo định kỳ để khám rửa răng. Ngoài ra để tránh vi sinh vật xâm nhập xoang miệng, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống, không nên đưa tay dơ vô miệng Những lời khuyên xem ra cũng dễ làm và cũng không tốn kém gì cho lắm. Thực hiện được, không những tránh được bệnh tật mà còn có hàm răng trắng đẹp, giúp cho nụ cười tươi tỉnh, gương mặt bớt hom hem, dọng nói ít phì phò. Đúng như các cụ ta vẫn nói: “Cái răng cái tóc là góc con người” vậy.
______________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


11 tháng 4, 2011

Thuốc sát trùng và kháng khuẩn miệng - họng

Hiện nay, dịch cúm đang là nỗi lo sợ không riêng tại Việt Nam, Á châu mà còn đang được quan tâm trên toàn thế giới. Trong 100 năm qua, trên thế giới, nhiều trận dịch cúm đã xảy ra gây thiệt hại về nhân mạng lên đến hàng chục triệu người.

Vì sao cần giữ vệ sinh và sát trùng miệng họng?


Virus gây bệnh cúm được gọi là “sát thủ vô hình” vì ngoài kích thước cực nhỏ, virus cúm còn thường xuyên biến đổi để tạo ra nhiều chủng loại virus khác nhau, gây trở ngại trong việc điều chế vắc-xin phòng bệnh cúm. Người ta có thể kể H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H9N2, H7N7, H1N2, H4N6, H1N7… gây dịch bệnh trên người, lợn, ngựa. Rồi chính các virus này tùy theo điều kiện và môi trường sống mà có thể kết hợp cho ra nhiều chủng virus cúm với kết hợp H-N mới. Bệnh lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bị cúm A/H1N1 hoặc người có biểu hiện sốt, ho, đau họng, hắt hơi nhất là khi không gian tiếp xúc chật hẹp không thông thoáng. Như vậy, việc giữ vệ sinh và sát trùng miệng họng, đường hô hấp và đeo khẩu trang cũng góp phần hạn chế lây lan bệnh.

Các thuốc thông thường sát trùng miệng họng

Viên ngậm chứa các dược chất cổ điển: thông thường nhất là tinh dầu bay hơi của các loại dược thảo quen thuộc như: bạc hà, khuynh diệp hoặc dưới dạng tinh chất như: menthol, eucalyptol. Dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các chất kháng khuẩn thông thường như: benzalkonium, boric acid, biclotymol… Các loại viên ngậm dược thảo thường được dùng để phụ trị trong các bệnh nhiễm trùng hầu - họng, viêm miệng, viêm thanh quản, các thương tổn vùng miệng do bị trầy sướt…

Viên ngậm chứa kháng sinh và thuốc tê: kháng sinh cổ điển quen dùng từ nhiều thập niên trước đây là tyrothricine, bacitracine kết hợp với một chất gây tê giảm đau như lidocaine dùng trị viêm đau đường hô hấp trên.

Dung dịch hoặc gel sát trùng: dùng để vệ sinh răng miệng, sát trùng, khử mùi hôi cho miệng, răng, hầu. Các thuốc này thường pha một, hai muỗng canh trong 100ml nước ấm để súc miệng hoặc dùng gạc thoa gel rồi rơ miệng.

Sát trùng miệng - họng có thể hạn chế lây lan cúm.
Thuốc phun sương (spray): thuốc được phun vào miệng để sát trùng, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm trùng khu trú nơi xoang miệng, vùng hầu - họng.

Thuốc gel trị nấm: chứa chất kháng nấm nhóm azole như miconazole, dùng trị nhiễm nấm candida ở khoang miệng - hầu.

Thuốc nhỏ tai, nhỏ mũi: việc điều trị đầu tiên là chống tình trạng nghẹt mũi bằng cách nhỏ nước huyết thanh sinh lý, hoặc các dung dịch có chứa kháng sinh. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà các thuốc khác được dùng phối hợp như: thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, bổ sung vi lượng tố…

Điều trị tại chỗ với thuốc nhỏ mũi, thuốc phun sương vào mũi để thông mũi cũng như dùng kháng sinh, kháng viêm. Các tình trạng viêm xoang nặng cần được điều trị tại các trung tâm tai mũi họng (TMH).

Các thuốc sát trùng nhỏ tai chống nhiễm khuẩn ngày nay thường dùng các loại kháng sinh mới như: ciprofloxacin, rifamycine hoặc công thức nhỏ tai chống sưng viêm, nhiễm trùng cổ điển như chloramphenicol kết hợp chất corticoid là dexamethasone.

Vài lưu ý khi dùng thuốc TMH


Không nên lạm dụng kháng sinh: theo một thống kê tại Pháp thì hàng năm có 8-9 triệu ca bệnh TMH được điều trị bằng kháng sinh, trong đó có 75% trở nên vô ích vì nguyên nhân bệnh do virus, chỉ có 10-25% viêm họng người lớn (25-40% ở trẻ em) là do vi khuẩn nhất là streptococcus nhóm A gây ra và cần được sử dụng kháng sinh kịp thời để tránh bệnh thấp tim cho trẻ em. Để giúp chẩn đoán xác định sớm vi khuẩn này, tại Hoa Kỳ, người ta đã chế tạo một test chẩn đoán nhanh gọi là Strep test (Santé 11-2001). Các kháng sinh mạnh đặc trị nhiễm vi khuẩn TMH nên tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

Trường hợp viêm họng do virus (như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn mononucleose infectieuse…) thì việc nghỉ ngơi là cần thiết, cùng với việc dùng các thuốc thông thường giảm đau, hạ sốt, các loại thuốc trị viêm họng dùng tại chỗ (thuốc viên ngậm chứa kháng sinh và giảm đau, nước súc miệng sát trùng đường hô hấp trên, thuốc spray vào họng…). Nên dùng thuốc ngay khi các triệu chứng mới khởi phát và nếu chỉ đơn thuần là viêm họng thì việc uống sữa ấm hoặc nước chanh nóng với mật ong cũng góp phần trị bệnh.

Các thuốc dạng dung dịch, rơ miệng, phun sương không nên nuốt vào miệng mà nên giữ trong miệng càng lâu càng tốt, để phát huy tác dụng sát trùng tại chỗ.

Như vậy, các thuốc sát trùng tại chỗ sẽ góp phần hỗ trợ trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Việc sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc đặc trị sẽ do thầy thuốc chỉ định.

Phòng ngừa cúm đơn giản

Để phòng ngừa nhiều chủng virus phát triển gây bệnh cúm, nhiều biện pháp phòng bệnh đơn giản được áp dụng như:

- Khi có nhiều người bị viêm họng thì nên giữ gìn vệ sinh mũi hầu với các dung dịch sát trùng miệng, hầu hiện có rất nhiều trên thị trường. Nếu viêm họng do virus thì đề phòng bội nhiễm vi khuẩn.

- Sử dụng thêm vitamin C để góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng hay nhiễm virus.

- Với trẻ em, cần đề phòng viêm họng do liên cầu khuẩn để được điều trị thích hợp bằng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc, đề phòng hậu quả thấp tim sau viêm họng.

- Sử dụng các kháng sinh hoặc thuốc sát trùng tại chỗ dưới dạng viên ngậm hoặc phun sương cũng là một biện pháp hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bội nhiễm khi viêm họng.

DS. TRƯƠNG TẤT THỌ
________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

10 tháng 4, 2011

Viêm loét miệng lưỡi kèm sốt có nguy hiểm?

Tôi bị viêm loét miệng lưỡi đã 2 năm, trung bình mỗi tháng tôi bị một lần, mỗi lần mắc bệnh uống thuốc khoảng 1 tuần là hết. Nhưng lần này, tôi bị viêm loét đã 1 tháng rồi vẫn chưa hết, và kèm theo sốt nóng lạnh. Cho tôi hỏi cách điều trị và nên khám ở đâu?

Trả lời
Bệnh viêm loét miệng tái phát (dân gian gọi là nhiệt miệng) là bệnh lý có biểu hiện là những vết loét tròn, nông, màu vàng, có viền đỏ hơn niêm mạc lành xung quanh, kích thước từ vài mm - hơn 1 cm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi hoặc nướu răng.

Các vết loét này làm cho người bệnh khó chịu do rất đau gây khó ăn, khó nuốt. Bệnh không kèm theo sốt hoặc các triệu chứng khác.

Nguyên nhân của bệnh cho đến nay vẫn chưa tìm được một cách rõ ràng. Đa số cho rằng do suy giảm miễn dịch. Người ta thấy có một số yếu tố làm khởi phát như:

- Suy nhược cơ thể, stress.
- Chấn thương niêm mạc miệng hoặc do cắn phải niêm mạc miệng trong lúc ăn, chơi đùa.
- Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Các yếu tố khác: thuốc lá, thực phẩm có chứa sôcôla, cà phê.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như điều trị dứt điểm. Có thể uống thuốc kháng viêm, giảm đau và vitamin PP. Cũng có thể kết hợp thuốc kháng viêm thoa tại chỗ loét.

Trường hợp của anh đợt này bệnh kéo dài 1 tháng không giảm kèm theo sốt nóng lạnh anh nên đến bệnh viện tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác. Anh đừng chủ quan vì bệnh lần này không giống như những lần trước.
_________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


9 tháng 4, 2011

Viêm loét miệng chữa thế nào?

Chữa bệnh cần phải chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh để điều trị khỏi hẳn. Song nguyên nhân gây bệnh rất khó khăn nên phải được bác sĩ chuyên khoa khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết.
Cháu hay bị vết loét ở lưỡi, lợi và môi gây đau, xót khi ăn uống. Cháu rất muốn biết cách phòng và chữa khỏi bệnh, nhờ bác sĩ hướng dẫn?

Vết loét ở môi, lưỡi hay viêm loét niêm mạc trong miệng là bệnh rất thường gặp. Vết loét thường gây đau, xót khi ăn uống nhất là khi ăn thức ăn mặn.



Nguyên nhân gây bệnh có thể do: ăn thức ăn quá nóng, viêm loét do nhiệt, viêm loét niêm mạc do nấm Candida; lở loét ở miệng do bệnh đái tháo đường; do cơ thể bị thiếu các loại vitamin C, PP, nhóm B…

Chữa bệnh cần phải chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh để điều trị khỏi hẳn. Nhưng do việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh rất khó khăn nên phải được bác sĩ chuyên khoa khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết.



Do đó bạn nên đến chuyên khoa răng hàm mặt của bệnh viện để được khám và điều trị đúng.

Để phòng bệnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau: vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày hoặc dùng dung dịch súc miệng;...

Chải răng 2 lần/ngày (sáng và tối) nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là chỗ đang loét đau; ăn tăng rau xanh, trái cây, uống nước cam, chanh, uống bổ sung các vitamin C, PP và vitamin nhóm B.
_______________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

8 tháng 4, 2011

Hôi miệng - nỗi phiền trong giao tiếp

Nhiều người khi nói hoặc thở phả ra mùi hôi nên rất e ngại khi đối thoại với người khác, nhất là người khác giới. Theo các chuyên gia, hôi miệng không phải một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh ở trong hoặc ngoài miệng.

Hôi miệng thường xảy ra trong một số trường hợp như: viêm miệng, viêm lợi, có túi mủ ở chân răng trong bệnh nha chu viêm, hoặc bị sâu răng nhiều, mảng bám răng... Hôi miệng cũng có thể xảy ra từ lưỡi (hay đóng bợn ở lưỡi), từ viêm amiđan mạn...

Ngoài ra, hôi miệng còn có thể gặp trong một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm giãn phế quản mạn, áp-xe phổi, ung thư phổi), hoặc bệnh ở đường tiêu hóa (hẹp môn vị, viêm dạ dày thể thiểu năng, viêm túi mật, viêm ruột mạn...). Cũng không loại trừ một số ít trường hợp hôi miệng mà không tìm ra nguyên nhân.

Nói chung, những người hôi miệng cần bình tĩnh vì nhiều khi nguyên nhân cũng rất đơn giản. Việc làm hết hoặc giảm hôi miệng nhiều khi không phải là chuyện khó. Nếu biết vệ sinh răng miệng và điều trị được bệnh gốc (là nguyên nhân gây hôi miệng) thì khả năng khắc phục có thể đạt trên 90%.

Với những trường hợp thông thường, cần tăng cường vệ sinh răng miệng hằng ngày; súc miệng kỹ với nước muối hoặc với nước có nhỏ 5-10 giọt cồn bạc hà 5%. Nên dùng những loại thuốc đánh răng có bạc hà và chất diệp lục - hai chất có khả năng phân hủy mùi hôi, chống đóng bợn ở lưỡi. Có thể ngậm thêm những viên kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su. Nếu có viêm lợi thì súc miệng bằng dung dịch natri borat, hoặc kali clorua (tỷ lệ 4 g pha trong một cốc nước ấm); hoặc dùng nước ôxy già pha hơi loãng, súc miệng mỗi ngày nhiều lần cũng sẽ đỡ.

Trong nhân dân cũng có kinh nghiệm chữa hôi miệng như sau:

- Dùng một cục vôi ăn trầu hòa vào chén 100 ml rượu, gạn lấy nước trong, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu đinh hương và súc miệng.

- Lấy lá hương nhu đun lấy nước ngậm hằng ngày.

- Mỗi ngày lấy 5-7 lá hoắc hương nhai ngậm một lúc rồi nhổ đi.

- Thảo quả giã dập, cho vào miệng ngậm, nuốt nước.

Nếu làm các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đi khám tìm nguyên nhân để điều trị.

___________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

7 tháng 4, 2011

Viêm miệng ở trẻ em và cách phòng ngừa

Viêm miệng Herpes

Là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, do virut Herpes gây ra. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 3-5 ngày. Trẻ thường sốt cao, có lúc đến 40oC, quấy khóc, thỉnh thoảng có nôn. Tại niêm mạc miệng xuất hiện những bọng nước nhỏ, sau đó bọng sẽ vỡ ra và loét thành nốt có kích thước từ 1-3mm. Toàn bộ niêm mạc miệng và lợi trẻ sưng tấy, viêm đỏ. Trẻ có thể bị lây nhiễm từ bên ngoài vào, gây nên nhiễm khuẩn vùng miệng. Cũng có thể bị lây từ mẹ do mẹ bị loét âm đạo vì Herpes.

Bệnh gây sốt cao nên thường phải truyền dịch để duy trì điện giải cho cơ thể trẻ, ngoài ra nếu vết loét sưng và đau phải sử dụng thuốc tê tại chỗ, thuốc giảm đau toàn thân, kết hợp với thuốc mỡ kháng virut và thuốc kháng viêm tại chỗ, bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày.


Viêm miệng đỏ

Bệnh xảy ra do một số vi khuẩn tại chỗ hoặc thứ phát của một số bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, nhiễm khuẩn, sốt phát ban... hoặc do từ tưa lưỡi ở trẻ non yếu, sức đề kháng kém nên có nhiễm khuẩn thêm và bệnh nếu nhẹ thì tiến triển thành nặng.

Miệng trẻ có nốt ban đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng, hoặc khu trú từng vùng ở miệng, lưỡi, lợi, môi và quanh phía trong má. Phía ngoài là một lớp màng trắng đóng thành mảng, lau đi thấy rõ niêm mạc phía trong đỏ và khô. Trẻ có cảm giác khô, nóng ở miệng, khó chịu không bú được do đau, nếu bội nhiễm trực khuẩn mủ xanh thì vùng miệng có thể bị loét từng mảng và gây hoại tử miệng.

Xác định rõ nguyên nhân gây viêm miệng và điều trị triệt để bằng các thuốc đặc hiệu, ngoài ra chú ý đến vấn đề vệ sinh miệng, có thể bôi miệng bằng glycerin, borat, uống thêm vitamin C, B1 và PP, uống nistatin nếu là nấm.

Viêm miệng do nấm

Loại nấm gây viêm miệng ở trẻ em thường gặp là Candida Albican, nấm sẽ phát triển thuận lợi khi môi trường miệng thay đổi có thể do dùng nhiều kháng sinh, do chứng khô miệng. Viêm miệng do nấm là bệnh rất hay gặp ở trẻ em mà nhân dân ta quen gọi là tưa miệng. Đó là những mảng trắng bám dày dính trên niêm mạc lưỡi, niêm mạc môi, má, những mảng này khi bóc đi để lại lớp niêm mạc trợt chảy máu.

Bình thường tưa miệng hay xảy ra ở những trẻ yếu, nhất là những trẻ đẻ thiếu tháng, ở những trẻ mà người mẹ bị nấm âm đạo, nên trẻ sẽ bị nấm ngay sau khi sinh. Có thể nguồn nhiễm khuẩn còn từ đầu vú cao su, các dụng cụ pha sữa và kể cả khi cho trẻ bú xong, cặn sữa ứ đọng không lau sạch để lưu cữu trong miệng hằng ngày, môi trường đường miệng lên men chua thích hợp cho nấm phát triển. Trẻ bị tưa miệng nếu không chữa trị đúng cách sẽ làm cho bệnh nặng thêm, miệng trẻ nổi nhiều đốm đỏ trắng ở toàn bộ mặt lưỡi lợi và phía trong má kể cả vòm khẩu làm cho trẻ đau đớn khi bú, có khi bỏ ăn, cơ thể suy yếu dần làm cho các nhiễm khuẩn cơ hội có nguy cơ xâm nhập, có thể gây viêm miệng, điều trị bằng thuốc kháng nấm, làm sạch miệng bằng ôxy già sau đó đánh miệng bằng thuốc kháng nấm.

Viêm miệng hoại tử: Có thể gây loét hoại thư má và ăn sang cả xương hàm. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ 2-3 tuổi chưa biết tự chăm sóc răng miệng và người mẹ thiếu chu đáo. Có thể xảy ra sau khi mắc bệnh do virut như sởi, người mẹ quá kiêng cữ, không chịu vệ sinh răng miệng cho con, biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ, yếu, sức đề kháng kém, thể trạng suy nhược, hiện nay, với các kháng sinh và được phát hiện sớm điều trị kịp thời nên biến chứng này ít xảy ra.

Viêm miệng aptơ

Đó là vết loét ở lợi, niêm mạc miệng hay môi, vết loét nông, đáy màu hơi vàng do phù Fibrin. Có một hay nhiều vết loét hình oval và kích thước từ 0,2-1cm. Tổ chức xung quanh ổ loét sưng tấy đỏ rất đau, một ngày trước khi xuất hiện loét trẻ thấy nóng rát ở niêm mạc miệng, loét thường khỏi sau 8-10 ngày với sự hình thành vết sẹo sáng trên niêm mạc miệng.

Phòng bệnh

Để tránh hiện tượng viêm nhiễm trên cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ.

- Với trẻ còn bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo thì sau mỗi bữa ăn, cần lau sạch miệng cho trẻ bằng miếng gạc mềm nhúng nước đun sôi để nguội quấn nhẹ vào đầu ngón tay út khua nhẹ khắp trong miệng trẻ và những ngóc ngách của miệng. Cần vệ sinh kỹ bình đựng sữa của trẻ, các đồ dùng pha sữa, đun sôi hoặc tráng qua nước sôi cho sạch cặn sữa. Nếu thấy có nhiều tưa thì có thể lau miệng cho trẻ bằng mật ong vì mật ong có tính sát khuẩn và kháng nấm rất tốt sau đó lau lại bằng nước đun sôi để nguội.

- Với trẻ lớn hơn, khoảng 2-3 tuổi, tập cho trẻ có thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn, vẫn lau miệng cho trẻ bằng cách như trên, hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng. Tối và sáng ngủ dậy cần súc miệng kỹ hơn, nhất là với những trẻ thích ăn đồ ngọt. Trẻ đã mọc răng thì tập cho trẻ có thói quen đánh răng hằng ngày, như vậy vừa tránh được viêm miệng vừa tránh được các bệnh răng.

- Khi trẻ bị mắc các bệnh như sởi, thì hằng ngày phải vệ sinh tốt miệng và cơ thể, dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ cho sạch mồ hôi và chất nhờn trên da trẻ, lau miệng cho trẻ như trên. Không kiêng khem quá mức và cần tiêm chủng vaccin phòng bệnh sởi cho trẻ đầy đủ.

_____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

6 tháng 4, 2011

Tổn thương miệng do thuốc

Hiện nay, rất nhiều loại thuốc được biết có thể gây ra các tác dụng phụ ở miệng như viêm loét miệng, khô miệng, sưng nề miệng, rối loạn vị giác, phì đại lợi, tổn thương tuyến nước bọt hoặc rối loạn vận động ở miệng… Cơ chế của các tổn thương này hết sức đa dạng và phức tạp, một loại tổn thương có thể gây ra do nhiều loại thuốc và theo nhiều cơ chế khác nhau, một thuốc cũng có thể gây ra nhiều dạng tổn thương khác nhau. Dưới đây xin đề cập đến 2 dạng tổn thương miệng do thuốc thường gặp nhất là viêm loét miệng và khô miệng.

Viêm loét miệng

Viêm loét, sưng nề miệng có thể do thuốc gây ra.
Viêm loét miệng do thuốc có thể biểu hiện đơn lẻ giống như viêm miệng áp tơ hoặc là một biểu hiện của các hội chứng dị ứng thuốc như hồng ban nhiễm sắc cố định, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson hoặc Lyell.
Viêm miệng dạng áp tơ do thuốc thường xảy ra ở người già và ít khi tái diễn nhiều đợt trừ khi dùng lại thuốc. Nguyên nhân thường gặp nhất của dạng viêm loét miệng này là do các hoá chất chống ung thư như methotrexate, 5-flurouracil, doxorubicin, melphalan, mercaptopurine, bleomycin..., do các thuốc này làm đứt gãy liên kết giữa các tế bào niêm mạc miệng và ức chế sự nhân lên của các tế bào này. Viêm miệng do hóa chất chống ung thư thường xảy ra trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu điều trị, có nhiều ổ và gây đau nhức khiến người bệnh sợ ăn, có thể dẫn đến suy kiệt. Những trường hợp nặng thường đòi hỏi phải điều trị giảm đau bằng các dẫn xuất thuốc phiện hoặc đòi hỏi phải thay thế hoặc ngưng dùng hóa trị liệu. Nhiễm trùng tại vết loét thường làm cho tình trạng viêm loét nặng lên và có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết. Điều trị hóa chất chống ung thư kéo dài còn có thể gây suy giảm miễn dịch dẫn đến các nhiễm trùng cơ hội ở miệng như viêm miệng do virut herpes, cytomegalovirus, các loại vi khuẩn và nấm. Ngoài các hoá chất chống ung thư, một số thuốc khác cũng được ghi nhận gây ra viêm loét miệng là captopril, nicorandil, một số loại thuốc chống viêm giảm đau, thuốc chẹn bêta giao cảm (như labetalol), alendronate, mycophenolate, sirolimus, tacrolimus, các loại sulphonamide, barbiturate, sodium lauryl sulphate, nhóm ức chế protease (thuốc diệt virut), phenolphthalein, dapsone và tetracycline. Tổn thương viêm loét miệng do các thuốc này thường không đặc hiệu và nhẹ hơn so với viêm miệng do các hoá chất chống ung thư, cơ chế còn chưa được hiểu rõ. Một số thuốc như aspirin, ôxy già, viên kali... khi dùng tại chỗ (tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng) cũng có thể gây hoại tử niêm mạc dẫn đến viêm loét miệng tại nơi tiếp xúc với thuốc.
Hồng ban nhiễm sắc cố định do thuốc thường biểu hiện với các đám tăng sắc tố ngoài da tồn tại kéo dài nhiều tháng, nhưng một số trường hợp có thể xuất hiện các bọng nước đi kèm với tổn thương mắt và miệng. Viêm loét miệng trong hồng ban nhiễm sắc cố định khởi đầu thường có biểu hiện nề đỏ, sau đó xuất hiện bọng nước, các đám viêm trợt nông, khu trú và không đặc hiệu. Một bệnh nhân đã từng bị hồng ban nhiễm sắc cố định có viêm loét miệng do một loại thuốc, nếu dùng lại chính loại thuốc đó có thể gây ra các ổ viêm loét miệng ở cùng một vị trí với lần loét miệng trước. Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra hồng ban nhiễm sắc cố định, thường gặp nhất là paracetamol, phenobarbital, phenacetin, sulfonamide, tetracyclin và doxycyclin.
Một số hội chứng dị ứng thuốc có bọng nước như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, Lyell cũng thường có tổn thương viêm loét mắt, miệng đi kèm với các ban đỏ và bọng nước ngoài da. Các hội chứng dị ứng này thường xuất hiện sau dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần, loét miệng thường có nhiều ổ và lan xuống họng. Nguyên nhân thường gặp của các thể dị ứng này là các thuốc Đông dược, thuốc chống co giật (như phenobarbital, carbamazepine, phenytoin), kháng sinh (như sulphonamide, penicillin, rifampicin, fluconazole và vancomycin), thuốc chữa bệnh gout allopurinol.
Khô miệng do thuốc
Hơn 500 loại thuốc khác nhau được ghi nhận có thể gây biểu hiện khô miệng. Người già có nguy cơ cao nhất bị khô miệng do thuốc, nguyên nhân có thể do việc phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, cà phê cũng có thể gây ra cảm giác khô miệng hoặc tăng nguy cơ khô miệng do thuốc. Khô miệng kéo dài có thể gây rối loạn vị giác, ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt.
Các thuốc thường gặp nhất gây ra biểu hiện khô miệng là nhóm thuốc chống trầm cảm (như imipramine, fluoxetine), thuốc an thần (haloperidol, aminazine), nhóm benzodiazepine (như diazepam, lorazepam), thuốc đối kháng phó giao cảm (như atropin), thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol) và một số thuốc kháng histamine H1 và H2 thế hệ cũ (như clorpheniramine, cimetidine, doxepine). Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác như omeprazole, thuốc ức chế protease (điều trị HIV), didanosine, trospium chloride, elliptinium, tramadol, một số thuốc kháng histamine H1 thế hệ mới, retinoid, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, chlorhexidine, các thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế men chuyển (như enalapril), chẹn kênh canxi (như nifedipine) và sulphonamide cũng đều được ghi nhận gây khô miệng trong một số ít trường hợp. Nói chung, các thuốc gây khô miệng chủ yếu qua 2 cơ chế là đối kháng phó giao cảm hoặc cường thần kinh giao cảm. Riêng các thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng do làm mất nước dẫn đến giảm sản xuất nước bọt. Khô miệng do thuốc thường hồi phục khi ngưng sử dụng thuốc.
_______________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


5 tháng 4, 2011

Hôi miệng - Biểu hiện đặc trưng của viêm răng lợi

Hơi thở hôi không chỉ đơn giản là vì chưa biết cách vệ sinh miệng đúng cách mà có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây mất răng, viêm khớp, viêm màng tim....


Một bệnh nhân bị viêm lợi cấp

Hơi thở hôi nồng nặc - dấu hiệu của bệnh
PGS.TS Trịnh Đình Hải, Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, cho biết, tỉ lệ người dân Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng rất cao. Đặc biệt, bệnh viêm lợi, viêm quanh răng gây cho người bệnh hơi thở rất khủng khiếp và có tới trên 90% người dân bị các bệnh này từ mức độ nhẹ đến nặng. Chính những túi mủ quanh chân răng là nguyên nhân khiến hơi thở hôi, răng bị lung lay và “ổ vi khuẩn”.

“Ảnh hưởng sớm nhất người bệnh dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở hôi khiến họ rất thiếu tự tin trong giao tiếp, hoặc bị mọi người xa lánh. Nhưng ít người nghĩ hơi thở hôi là bệnh lý mà chỉ biết ra sức đánh răng, nhiều người ngày đánh răng 4-5 lần mà vẫn hôi. Chỉ khi thấy lợi đau, chảy máu quá nhiều khi đánh răng, thêm mùi tanh hôi thì mới đến bệnh viện. Lúc này, bác sĩ phải làm thủ thuật hút hết mủ, người bệnh mới thấy quanh răng, lợi bị lõm xuống vì viêm”, BS Hải nói.

Như trường hợp của chị N.T.T (35 tuổi, giáo viên ở tận vùng xa Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Khi chị tới viện, quanh chân răng của chị đã có túi mủ. Chị kể, thời gian đầu, chị thấy miệng hôi hơn bình thường dù sau bữa ăn nào chị cũng đánh răng. Đến khi chồng nhắc nhở, chị mới “giật mình” nghĩ đến chuyện đi khám. Rất may bệnh chưa gây ra tổn thương trầm trọng ở răng nên việc điều trị cũng đơn giản hơn.

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh răng miệng

Hầu hết các bệnh nhân bị viêm lợi, viêm quanh răng đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Các biến chứng thường gặp là xương ổ răng và lợi bị hủy hoại, làm răng mất chức năng nhai, nghiền của nó. Nếu bị mất răng do bệnh quá nặng, phải làm lại răng giả thì chi phí cũng rất cao, từ một vài triệu đến 40-50 triệu đồng. Nhưng răng giả, dù có đắt tới đâu cũng không thể tốt được như răng thật.
Không chỉ gây mất răng, những túi mủ ở quanh chân răng chính là “ổ” chứa hàng nghìn con vi khuẩn. Các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường họng, vào máu… có thể gây các bệnh toàn thân nguy hiểm khác như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận… Khi đã xảy ra những biến chứng này, việc điều trị không đơn giản chỉ là bệnh răng miệng nữa, mà sẽ rất tốn kém, phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. BS Hải cho biết, trong thực tế điều trị, rất nhiều bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm này do để bệnh quá nặng, quá nhiều các túi mủ trong lợi.

Theo BS Hải, để phòng ngừa bệnh viêm quanh răng hiệu quả, trước tiên phải biết đánh răng đúng cách. Đánh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa phải thay bàn chải ngay. Cần kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Vì các mảng cao bám này chính là nơi để vi khuẩn trú ngụ và gây mùi hôi cho miệng.

Tuy nhiên, chỉ đánh răng không thể sạch được hết vi khuẩn trong miệng. Vì thế, để miệng hết hôi, cần kết hợp đánh răng và vệ sinh lưỡi. Sau khi đánh răng, cần sử dụng cây nạo lưỡi nạo nhẹ để làm sạch các lớp vi khuẩn, thức ăn thừa và chất nhầy trên bề mặt lưỡi. Tiếp đó súc miệng bằng nước súc miệng tiệt trùng sẽ hạn chế được tối đa vi khuẩn gây hôi miệng, gây các bệnh về răng miệng.

__________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

 
Design by HD